Phật pháp ứng dụng Mồ hôi của Kasan

Kasan được mời chủ trì cho tang lễ của một vị quan đầu tỉnh.
Ngài chưa hề gặp giới quan quyền, quí tộc bao giờ nên lo lắng. Khi buổi lễ bắt đầu Kasan vả mồ hôi.

Sau đó, khi quay về tự viện ngài cho gọi tất cả môn đồ lại. Kasan thú nhận rằng ngài không xứng đáng làm sư phụ vì ngài không hành xử ở ngoài đời đồng mức giống như trong tự viện cô tịch. 

Rồi Kasan từ chức và trở thành học trò của một thiền sư khác.
Tám năm sau, lìễu ngộ, ngài quay trở lại với các môn đồ cũ.

Xem thêm:

Mồ hôi của Kasan

Phật pháp ứng dụng Mồ hôi của Kasan

Kasan được mời chủ trì cho tang lễ của một vị quan đầu tỉnh.
Ngài chưa hề gặp giới quan quyền, quí tộc bao giờ nên lo lắng. Khi buổi lễ bắt đầu Kasan vả mồ hôi.

Sau đó, khi quay về tự viện ngài cho gọi tất cả môn đồ lại. Kasan thú nhận rằng ngài không xứng đáng làm sư phụ vì ngài không hành xử ở ngoài đời đồng mức giống như trong tự viện cô tịch. 

Rồi Kasan từ chức và trở thành học trò của một thiền sư khác.
Tám năm sau, lìễu ngộ, ngài quay trở lại với các môn đồ cũ.

Xem thêm:

Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Sát sanh

Một ngày nọ, Gasan giáo huấn môn đồ: "Ai khuyên không nên sát sanh và ai tha chết cho mọi sinh linh đều rất phải. Lành thay khi bảo tồn đời sống của cả súc vật và côn trùng. 

Nhưng phải làm gì với những kẽ giết thì giờ, những kẽ tiêu hũy tài sản, những kẽ gây thiệt hại kinh tế? 

Chúng ta không thể nào bõ qua họ được. Lại nữa, phải làm gì với kẽ chuyên thuyết pháp mà không giác ngộ? Y đang giết chết Phật giáo."

Xem thêm:

Sát sanh

Phật pháp ứng dụng Sát sanh

Một ngày nọ, Gasan giáo huấn môn đồ: "Ai khuyên không nên sát sanh và ai tha chết cho mọi sinh linh đều rất phải. Lành thay khi bảo tồn đời sống của cả súc vật và côn trùng. 

Nhưng phải làm gì với những kẽ giết thì giờ, những kẽ tiêu hũy tài sản, những kẽ gây thiệt hại kinh tế? 

Chúng ta không thể nào bõ qua họ được. Lại nữa, phải làm gì với kẽ chuyên thuyết pháp mà không giác ngộ? Y đang giết chết Phật giáo."

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tấm danh thiếp

Keichu, Một Ðại thiền sư thời Minh Trị, trụ trì đại tự viện Tofuku ở Kyoto. Một ngày nọ, thống đốc của Kyoto đến thăm ngài lần đầu.
Viên thị vệ đưa vào tấm danh thiếp ghi: Kitagaki, Thống đốc Kyoto.

"Ta chẳng có việc gì quan hệ với ông này," Keichu nói với thị vệ. 

"Bảo ông ta về đi." Viên thị vệ mang tấm thiếp trở ra với lời cáo lỗi.

"Ðấy là lỗi tại tôi," ông thống đốc nói và lấy bút xóa đi mấy chữ Thống đốc Kyoto.

"Xin thưa lại với đại sư lần nữa."

"Ồ! Kitagaki đấy à?" thiền sư thốt lên khi nhìn thấy tấm danh thiếp. 

"Ta muốn tiếp ông ấy."

Xem thêm:

Tấm danh thiếp

Phật pháp ứng dụng Tấm danh thiếp

Keichu, Một Ðại thiền sư thời Minh Trị, trụ trì đại tự viện Tofuku ở Kyoto. Một ngày nọ, thống đốc của Kyoto đến thăm ngài lần đầu.
Viên thị vệ đưa vào tấm danh thiếp ghi: Kitagaki, Thống đốc Kyoto.

"Ta chẳng có việc gì quan hệ với ông này," Keichu nói với thị vệ. 

"Bảo ông ta về đi." Viên thị vệ mang tấm thiếp trở ra với lời cáo lỗi.

"Ðấy là lỗi tại tôi," ông thống đốc nói và lấy bút xóa đi mấy chữ Thống đốc Kyoto.

"Xin thưa lại với đại sư lần nữa."

"Ồ! Kitagaki đấy à?" thiền sư thốt lên khi nhìn thấy tấm danh thiếp. 

"Ta muốn tiếp ông ấy."

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng tuôn

tôi ngồi phà khói cô đơn
nỗi buồn thao thức đổ dồn lên môi 
tôi ngồi bủa khói lưng trời

hương bay đồng vọng nụ cười tan hoang 
tôi ngồi nuốt khói trên ngàn

sầu tuôn chảy giọt con đàng tịch liêu 
tôi ngồi quạnh quẽ đôi chiều

mịt mù khói lấp ít nhiều hôn mê 
tôi ngồi thâm nhập cà phê

rót đen hào hứng ngõ về thi ca 
tôi ngồi bốc khói la đà

xuân thu mấy độ quê nhà ở đây 
tôi ngồi chiêm nghiệm hai tay hỏi rằng 
ngũ uẩn có hay tuôn về? 
tôi ngồi vọc giỡn cơn mê
ô hay, tứ đại máu me vẫn còn.

Xem thêm:

Tuôn

Phật pháp ứng dụng tuôn

tôi ngồi phà khói cô đơn
nỗi buồn thao thức đổ dồn lên môi 
tôi ngồi bủa khói lưng trời

hương bay đồng vọng nụ cười tan hoang 
tôi ngồi nuốt khói trên ngàn

sầu tuôn chảy giọt con đàng tịch liêu 
tôi ngồi quạnh quẽ đôi chiều

mịt mù khói lấp ít nhiều hôn mê 
tôi ngồi thâm nhập cà phê

rót đen hào hứng ngõ về thi ca 
tôi ngồi bốc khói la đà

xuân thu mấy độ quê nhà ở đây 
tôi ngồi chiêm nghiệm hai tay hỏi rằng 
ngũ uẩn có hay tuôn về? 
tôi ngồi vọc giỡn cơn mê
ô hay, tứ đại máu me vẫn còn.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng dư âm

Thôi từ giã nụ cười xưa ngụm tắt 
Em đã đi như dấu định trong đời 
Biển có vỗ nghìn trùng bao ngăn cách 
Ta muôn đời lang bạt như bóng trôi.

Dấu chân cũ niềm đau xưa chợt hiện 
Chiều về đây cõi đáy mắt se buồn 
Đôi tay khép như ôm đời đưa tiễn
Vẫn ngại ngùng từng tiếng hát mưa tuôn.

Từng giấc đi qua trên dòng quá khứ 
Tháng đủ buồn có chậm lại lạ quen 
Ta về đó nhịp sầu thêm cứ ngỡ
Từ bao năm gầy dựng thoáng ưu phiền.

Thôi từ giã đêm dài chưa chớp mắt 
Đôi chân này có níu kéo được lâu 
Thì cũng đủ tấm lòng ta với biển 
Từ dạo em đi sóng vỗ thay màu.


Xem thêm:

Dư âm

Phật pháp ứng dụng dư âm

Thôi từ giã nụ cười xưa ngụm tắt 
Em đã đi như dấu định trong đời 
Biển có vỗ nghìn trùng bao ngăn cách 
Ta muôn đời lang bạt như bóng trôi.

Dấu chân cũ niềm đau xưa chợt hiện 
Chiều về đây cõi đáy mắt se buồn 
Đôi tay khép như ôm đời đưa tiễn
Vẫn ngại ngùng từng tiếng hát mưa tuôn.

Từng giấc đi qua trên dòng quá khứ 
Tháng đủ buồn có chậm lại lạ quen 
Ta về đó nhịp sầu thêm cứ ngỡ
Từ bao năm gầy dựng thoáng ưu phiền.

Thôi từ giã đêm dài chưa chớp mắt 
Đôi chân này có níu kéo được lâu 
Thì cũng đủ tấm lòng ta với biển 
Từ dạo em đi sóng vỗ thay màu.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Thi sĩ và tâm cảnh trăng hoa

Vũ Hoàng Chương là một thi sỹ lớn, từ thập niên30. Tất nhiên, lớn không phải chỉ do số lượng thi phẩm xuất bản mà còn lớn ở phẩm chất văn chương, nét sáng tạo xuất thần, phong phú đã khai sinh được linh hồn cho từng dòng chữ, từng câu thơ.

Bút mực thế gian đã tốn nhiều giấy mực với thi sỹ họ Vũ này. Ở đây, người viết chỉ xin khiêm tốn pha một bình trà, mời bạn đọc cùng mạn đàm đôi nét về thơ Vũ Hoàng Chương, ở những ngã rẽ tình cờ, trên một khía cạnh khác. Khía cạnh của “Tâm cảnh thăng hoa.”

Quý vị cũng biết đó, thời đi học, không cuốn Lưu Bút Ngày Xanh nào truyền tay nhau mà không có dăm câu thơ VHC. Những bài thơ tình lãng mạn, nếu chép nguyên bài, có thể không thích hợp lắm với tuổi học trò, nhưng “nhặt” ra những câu thơ mộng thì nhiều vô số kể, đám học trò trung học tha hồ chọn lựa mà lưu bút cho nhau, tùy theo tình cảm của chủ nhân cuốn lưu bút và người được mời viết.

Ấy thế mà, thú thật, suốt tuổi học trò, tôi chưa từng trích câu thơ nào của VHC vào những cuốn tập mầu xanh, mầu tím ấy. Không biết tại sao! Có lẽ vì tôi cù lần quá, đọc những bài thơ tình nổi tiếng đó, tôi chưa hiểu, hay chưa cảm được, nên tâm trạng cứ “ Rằng hay thì thật là hay. Vừa toan chép xuống, lại, loay hoay thế nào!”, dựa theo lời thi hào Nguyễn Du khi tả tiếng đàn của Thúy Kiều “Rằng hay thì thật là hay. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!”

Nhưng đến nay, đã qua ngưỡng cửa “thất thập cổ lai hy,” ngẫm đời mình, ngẫm đời người, chợt thoảng nghe tiếng nấc của thi sỹ trong niềm cô đơn cùng cực. Cùng cực để thăng hoa.

“Ta còn để lại gì không?
Kìa non núi lở, kìa sông cát bồi 
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước, xa xôi dặm về!” 

Đi suốt những khổ đau, nhận trăm cay nghìn đắng, rượu và nước mắt hòa nhau như mưa trời, rồi người làm thơ đó mới may mắn nhận ra “Ta còn để lại gì không?”

Câu hỏi, nhưng thực đã là câu trả lời.

Nếu chưa đi suốt dặm trường khổ đau, có chắc gì chấp nhận, ta có mặt nơi thế gian này chỉ là “lang thang luân hồi” không? Hay vẫn còn mải mê níu bắt những ảo tưởng “Như mộng, huyễn, bào, ảnh. Như lộ diệc như điện” mà kinh Kim Cang không ngừng từ bi nhắc nhở!

Vũ Hoàng Chương là con quan một tri huyện nên đã được đời ưu đãi từ tấm bé. Cái thuở mà nhiều gia đình không đủ sức cho con đi học trường làng thì VHC đã đậu bằng tú tài Pháp, thập niên 30.

Chàng thanh niên hội đủ tiêu chuẩn “con nhà giầu, đẹp trai, học giỏi” như thế, lại bị một cô gái con nhà nghèo khước từ tình yêu thì có uất nhục không? Khối tình tuyệt vọng này là động lực khai ngòi núi lửa, tuôn trào miên man dòng phún thạch bất tận trong lịch sử thi ca thất tình thời đó. Những câu thơ xuất thần tới mức, chỉ đọc lên, mà nghe rõ ràng như tiếng khóc, tiếng nấc:

“Tố của Hoàng ơi! Hỡi nhớ thương 
Em xa lạ quá! Đâu còn phải,
Tố của Hoàng xưa, Tố của tôi!”

Rồi khi nàng Tố không còn, tiếng khóc của Hoàng còn bi ai bội phần:

“Mây khói đêm nay sầu dựng mộ 
Bia đề tháng sáu, ghi mười hai 
Tình ta ta tiếc, cuồng ta khóc
Tố của Hoàng, nay Tố của ai?!”

Những trang thơ thuở thanh xuân của VHC dường như chỉ chan chứa lệ và rượu. Mượn rượu để quên sầu:

“Trong men cháy, giác quan vừa bén lửa, 
Say không còn biết chi đời
Nhưng em ơi, đất trời nghiêng ngửa, 
Mà trước mắt, thành sầu chưa sụp đổ, 
Đất trời nghiêng ngửa,
Thành sầu không sụp đổ em ơi!”

May thay! Đâu phải chỉ có tình yêu vị kỷ là đáng ngợi ca. Tận thẳm sâu tuyệt vọng của tình yêu giới hạn, đã bung ra cánh cửa của cái đẹp vô hạn để thi sỹ họ Vũ dùng trí tuệ và tài năng thi ca, vẽ lên những tuyệt tác mênh mông hơn:

“Hào khí người còn sang sảng 
Đâu đây lòa chói giấc mơ
Nước sông Dịch còn trôi hay đã cạn
Gương anh hùng vằng vặc sáng thiên thu”

Hình ảnh tráng sỹ mài kiếm dưới trăng, quyết đơn độc lên đường diệt bạo chúa, cứu muôn dân, đã lồng lộng bi tráng trong “Bài ca sông Dịch”một thời chứa chan dũng khí của tiếng gọi hồn thiêng sông núi “Reo lên! Hỡi ngọn lửa hồng! Cháy lên đi! Hỡi muôn lòng nguội tanh!”

Bâng quơ thôi, nhưng là bâng quơ của tánh bản thiện tiềm ẩn mà Đức Thế Tôn chỉ dạy trong kinh Pháp Hoa, khi trẻ nhỏ vọc cát chơi, lại chỉ phác họa tháp Phật:

“Nhẫn đến đồng -tử giỡn 
Nhóm cát thành tháp Phật 
Những hạng người như thế 
Đều đã thành Phật-đạo”

Ôi! Tiếng thơ xưa vẫn nức nở, nhưng dòng lệ nay đã là những hạt kim cương vì lệ không rơi cho tình riêng nữa. Cảnh tượng cực kỳ bi tráng toát ra từ vị Bồ Tát an nhiên ngồi xuống, tự hóa thân thành lửa đỏ, cứu muôn người - đối với nhà thơ - đã có mãnh lực ngàn lần hơn tiếng thét của thiền sư giúp học trò hoắt nhiên đại ngộ.

Lần nọ, tôi ghé thăm một bạn văn xưa, được bạn đãi ly trà quý thơm lừng. Rồi giữa không gian chật hẹp của một nhà xe được sửa lại thành không gian bát ngát của chữ nghĩa, bạn lục báo cũ, cho tôi dăm tờ.

Về Am, tôi nhẩn nha đọc, và thấy trong dăm tờ đó, một bài thơ của Vũ Hoàng Chương được nhận định, có lẽ là bài “Khai bút đầu năm ” cuối cùng của thi sỹ, đăng trên tạp chí Nhà Văn, Xuân Ất Mão, tháng hai năm 1975.

Vũ Hoàng Chương mất ngày 6 tháng 9 năm 1976, sau khi CSVN thả ông ra khỏi tù ít lâu!

Xem thêm:

Thi sĩ và tâm cảnh trăng hoa

Phật pháp ứng dụng Thi sĩ và tâm cảnh trăng hoa

Vũ Hoàng Chương là một thi sỹ lớn, từ thập niên30. Tất nhiên, lớn không phải chỉ do số lượng thi phẩm xuất bản mà còn lớn ở phẩm chất văn chương, nét sáng tạo xuất thần, phong phú đã khai sinh được linh hồn cho từng dòng chữ, từng câu thơ.

Bút mực thế gian đã tốn nhiều giấy mực với thi sỹ họ Vũ này. Ở đây, người viết chỉ xin khiêm tốn pha một bình trà, mời bạn đọc cùng mạn đàm đôi nét về thơ Vũ Hoàng Chương, ở những ngã rẽ tình cờ, trên một khía cạnh khác. Khía cạnh của “Tâm cảnh thăng hoa.”

Quý vị cũng biết đó, thời đi học, không cuốn Lưu Bút Ngày Xanh nào truyền tay nhau mà không có dăm câu thơ VHC. Những bài thơ tình lãng mạn, nếu chép nguyên bài, có thể không thích hợp lắm với tuổi học trò, nhưng “nhặt” ra những câu thơ mộng thì nhiều vô số kể, đám học trò trung học tha hồ chọn lựa mà lưu bút cho nhau, tùy theo tình cảm của chủ nhân cuốn lưu bút và người được mời viết.

Ấy thế mà, thú thật, suốt tuổi học trò, tôi chưa từng trích câu thơ nào của VHC vào những cuốn tập mầu xanh, mầu tím ấy. Không biết tại sao! Có lẽ vì tôi cù lần quá, đọc những bài thơ tình nổi tiếng đó, tôi chưa hiểu, hay chưa cảm được, nên tâm trạng cứ “ Rằng hay thì thật là hay. Vừa toan chép xuống, lại, loay hoay thế nào!”, dựa theo lời thi hào Nguyễn Du khi tả tiếng đàn của Thúy Kiều “Rằng hay thì thật là hay. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!”

Nhưng đến nay, đã qua ngưỡng cửa “thất thập cổ lai hy,” ngẫm đời mình, ngẫm đời người, chợt thoảng nghe tiếng nấc của thi sỹ trong niềm cô đơn cùng cực. Cùng cực để thăng hoa.

“Ta còn để lại gì không?
Kìa non núi lở, kìa sông cát bồi 
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước, xa xôi dặm về!” 

Đi suốt những khổ đau, nhận trăm cay nghìn đắng, rượu và nước mắt hòa nhau như mưa trời, rồi người làm thơ đó mới may mắn nhận ra “Ta còn để lại gì không?”

Câu hỏi, nhưng thực đã là câu trả lời.

Nếu chưa đi suốt dặm trường khổ đau, có chắc gì chấp nhận, ta có mặt nơi thế gian này chỉ là “lang thang luân hồi” không? Hay vẫn còn mải mê níu bắt những ảo tưởng “Như mộng, huyễn, bào, ảnh. Như lộ diệc như điện” mà kinh Kim Cang không ngừng từ bi nhắc nhở!

Vũ Hoàng Chương là con quan một tri huyện nên đã được đời ưu đãi từ tấm bé. Cái thuở mà nhiều gia đình không đủ sức cho con đi học trường làng thì VHC đã đậu bằng tú tài Pháp, thập niên 30.

Chàng thanh niên hội đủ tiêu chuẩn “con nhà giầu, đẹp trai, học giỏi” như thế, lại bị một cô gái con nhà nghèo khước từ tình yêu thì có uất nhục không? Khối tình tuyệt vọng này là động lực khai ngòi núi lửa, tuôn trào miên man dòng phún thạch bất tận trong lịch sử thi ca thất tình thời đó. Những câu thơ xuất thần tới mức, chỉ đọc lên, mà nghe rõ ràng như tiếng khóc, tiếng nấc:

“Tố của Hoàng ơi! Hỡi nhớ thương 
Em xa lạ quá! Đâu còn phải,
Tố của Hoàng xưa, Tố của tôi!”

Rồi khi nàng Tố không còn, tiếng khóc của Hoàng còn bi ai bội phần:

“Mây khói đêm nay sầu dựng mộ 
Bia đề tháng sáu, ghi mười hai 
Tình ta ta tiếc, cuồng ta khóc
Tố của Hoàng, nay Tố của ai?!”

Những trang thơ thuở thanh xuân của VHC dường như chỉ chan chứa lệ và rượu. Mượn rượu để quên sầu:

“Trong men cháy, giác quan vừa bén lửa, 
Say không còn biết chi đời
Nhưng em ơi, đất trời nghiêng ngửa, 
Mà trước mắt, thành sầu chưa sụp đổ, 
Đất trời nghiêng ngửa,
Thành sầu không sụp đổ em ơi!”

May thay! Đâu phải chỉ có tình yêu vị kỷ là đáng ngợi ca. Tận thẳm sâu tuyệt vọng của tình yêu giới hạn, đã bung ra cánh cửa của cái đẹp vô hạn để thi sỹ họ Vũ dùng trí tuệ và tài năng thi ca, vẽ lên những tuyệt tác mênh mông hơn:

“Hào khí người còn sang sảng 
Đâu đây lòa chói giấc mơ
Nước sông Dịch còn trôi hay đã cạn
Gương anh hùng vằng vặc sáng thiên thu”

Hình ảnh tráng sỹ mài kiếm dưới trăng, quyết đơn độc lên đường diệt bạo chúa, cứu muôn dân, đã lồng lộng bi tráng trong “Bài ca sông Dịch”một thời chứa chan dũng khí của tiếng gọi hồn thiêng sông núi “Reo lên! Hỡi ngọn lửa hồng! Cháy lên đi! Hỡi muôn lòng nguội tanh!”

Bâng quơ thôi, nhưng là bâng quơ của tánh bản thiện tiềm ẩn mà Đức Thế Tôn chỉ dạy trong kinh Pháp Hoa, khi trẻ nhỏ vọc cát chơi, lại chỉ phác họa tháp Phật:

“Nhẫn đến đồng -tử giỡn 
Nhóm cát thành tháp Phật 
Những hạng người như thế 
Đều đã thành Phật-đạo”

Ôi! Tiếng thơ xưa vẫn nức nở, nhưng dòng lệ nay đã là những hạt kim cương vì lệ không rơi cho tình riêng nữa. Cảnh tượng cực kỳ bi tráng toát ra từ vị Bồ Tát an nhiên ngồi xuống, tự hóa thân thành lửa đỏ, cứu muôn người - đối với nhà thơ - đã có mãnh lực ngàn lần hơn tiếng thét của thiền sư giúp học trò hoắt nhiên đại ngộ.

Lần nọ, tôi ghé thăm một bạn văn xưa, được bạn đãi ly trà quý thơm lừng. Rồi giữa không gian chật hẹp của một nhà xe được sửa lại thành không gian bát ngát của chữ nghĩa, bạn lục báo cũ, cho tôi dăm tờ.

Về Am, tôi nhẩn nha đọc, và thấy trong dăm tờ đó, một bài thơ của Vũ Hoàng Chương được nhận định, có lẽ là bài “Khai bút đầu năm ” cuối cùng của thi sỹ, đăng trên tạp chí Nhà Văn, Xuân Ất Mão, tháng hai năm 1975.

Vũ Hoàng Chương mất ngày 6 tháng 9 năm 1976, sau khi CSVN thả ông ra khỏi tù ít lâu!

Xem thêm:
Đọc thêm..